Đặc điểm vật lý Epimetheus (vệ tinh)

Có một vài hố va chạm trên vệ tinh Epimetheus có đường kính lớn hơn 30 km, có cả những chóp nhọn và rãnh khe. Sự va chạm rộng lớn này cho thấy rằng vệ tinh Epimetheus có lẽ đã khá già. Vệ tinh Janus và Epimetheus có lẽ đã hình thành từ một vụ vỡ vụn của một thiên thể duy nhất để hình thành các vệ tinh có cùng quỹ đạo, nhưng nếu vậy thì vụ vỡ vụn này hẳn phải diễn ra sớm trong lịch sử của hệ thống vệ tinh. Với khối lượng riêng rất thấp và suất phản chiếu khá cao, có vẻ như vệ tinh Epimetheus là một thiên thể băng rất rỗng.[4] Tuy nhiên, có rất nhiều sự không chắc chắn trong những giá trị này, và do đó nó vẫn cần được xác nhận.

Cực nam cho thấy thứ có thể là những gì còn lại của một vụ va chạm cực lớn bao phủ phần lớn bề mặt vệ tinh này, và điều này có thể chịu trách nhiệm cho hình dạng khá là bẹt của mảng phía nam của vệ tinh Epimetheus.[4]

Có vẻ như có hai dạng địa hình: những khu vực phẳng và tối hơn, và địa hình đứt gãy, hơi có màu vàng hơn và sáng hơn. Một lời lý giải cho hiện tượng này là các vật chất tối hơn hiển nhiên đã trượt xuống các sườn dốc, và hẳn có lượng băng thấp hơn những vật chất sáng hơn, mà có vẻ như là "đá nền". Dù sao thì, vật chất ở cả hai địa hình đều có khả năng giàu nước đá.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Epimetheus (vệ tinh) http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://adsabs.harvard.edu/abs/1978Icar...36...92F http://adsabs.harvard.edu/abs/2001A&A...378.1087L http://adsabs.harvard.edu/abs/2006AJ....132..692S http://adsabs.harvard.edu/abs/2007Sci...315..815V http://adsabs.harvard.edu/abs/2010Icar..208..395T http://adsabs.harvard.edu/abs/2011Icar..212..275W http://adsabs.harvard.edu/abs/2016Icar..279..125E http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/01900/01987.h... http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/01900/01991.h...